Từ khóa
Danh mục

Đang truy cập: 1
Trong ngày: 35
Trong tuần: 129
Lượt truy cập: 152151

TÌM HIỂU HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG

(Trích từ tiêu chuẩn PCCC)

 

1) Khái niệm những loại hệ thống báo cháy tự động

- Hệ thống báo cháy tự động (Automatic fire alarm system): là hệ thống tự động phát hiện và thông báo địa điểm cháy

- Hệ thống báo cháy thông thường (Conventional fire alarm system): là hệ thống báo cháy tự động không có chức năng thông báo địa chỉ của từng đầu báo cháy

- Hệ thống báo cháy địa chỉ (Addressable fire alarm system): là hệ thống báo cháy tự động có chức năng thông báo địa chỉ của từng đầu báo cháy

- Hệ thống báo cháy thông minh (Intelligent fire alarm system): là hệ thống báo cháy tự động ngoài chức năng báo cháy thường và địa chỉ còn có thể đo được một số thông số về cháy của khu vực nơi lắp đặt báo cháy như nhiệt độ, nồng độ khói và tự động thay đổi ngưỡng tác động của đầu báo cháy theo yêu cầu của nhà thiết kế và lắp đặt.

 

2) Khái niệm các thiết bị của hệ thống báo cháy tự động

2.1 Các bộ phận cơ bản:

-  Trung tâm báo cháy;

-  Đầu báo cháy tự động;

-  Hộp nút ấn báo cháy;

-  Các bộ phận liên kết;

-  Nguồn điện.

2.2 Khái niệm các thiết bị

- Trung tâm báo cháy (Fire alarm control panel): Thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu

báo cháy tự động và thực hiện chức năng sau đây:

Nhận tín hiệu từ đầu báo cháy tự động và phát tín hiệu báo động cháy chỉ thị nơi xảy ra

cháy.

Có thể truyền tín hiệu phát hiện cháy qua thiết bị truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo

cháy hoặc/và đến các thiết bị phòng cháy, chữa cháy tự động.

Kiểm tra sự làm việc bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây,

chập mạch...

Có thể tự động điều khiển sự hoạt động của các thiết bị ngoại vi khác.

- Đầu báo cháy tự  động (Automatic fire detector): Thiết bị tự  động nhạy cảm với các hiện

tượng kèm theo sự cháy (sự tăng nhiệt độ, tỏa khói, phát sáng) và truyền tín hiệu thích hợp

đến trung tâm báo cháy.

- Đầu báo cháy nhiệt (Heat detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với sự gia tăng

nhiệt độ của môi trường nơi lắp đặt đầu báo cháy.

- Đầu báo cháy khói (Smoke detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với các tác động

của khói tạo bởi các hạt rắn hoặc lỏng sinh ra từ quá trình cháy và/hoặc do phân hủy

nhiệt.

- Đầu báo cháy khói tia chiếu (Projected beam-type smoke detector):  Đầu báo

cháy khói gồm hai bộ phận là đầu phát tia sáng và đầu thu tia sáng, sẽ tác động khi

ở khoảng giữa đầu phát và đầu thu xuất hiện khói.

- Đầu báo cháy lửa (Flame detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với sự bức xạ của

lửa.

- Hộp nút ấn báo cháy (Manual call point): Thiết bị thực hiện việc báo cháy ban đầu bằng tay.

- Nguồn điện (Electrical power supply): Thiết bị cấp năng lượng điện cho hệ thống báo cháy.

Các bộ phận liên kết (Conjunctive devices): Gồm các linh kiện, hệ thống cáp và dây dẫn tín

hiệu, các bộ phận tạo thành tuyến liên kết với nhau giữa các thiết bị của hệ thống báo cháy.

3) Quy định về Hệ thống báo cháy tự động:

- Việc thiết kế, lắp đặt hệ thống báo cháy tự động phải tuân thủ các yêu cầu, quy định của các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành có liên quan và phải được cơ quan phòng cháy, chữa cháy có thẩm quyền chấp nhận.

- Hệ thống báo cháy tự động phải đáp ứng những yêu cầu sau:

Phát tín hiệu cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra;

Chuyển tín hiệu phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay các biện pháp thích hợp;

Có khả năng chống nhiễu tốt;

Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống;

Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác được lắp đặt chung hoặc riêng rẽ;

Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra cháy.

 4) Yêu cầu kỹ thuật Hệ thống báo cháy tự động

 4.1. Trung tâm báo cháy tự động:

- Phải có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu từ các kênh báo về để loại trừ các tín hiệu báo cháy giả. Cho phép sử dụng các trung tâm báo cháy tự  động không có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu. Không được dùng các trung tâm không có chức năng báo cháy làm trung tâm báo cháy tự động.

- Phải đặt trung tâm báo cháy ở những nơi luôn có người trực suốt ngày đêm. Trong trường

hợp không có người trực suốt ngày đêm, trung tâm báo cháy phải có chức năng truyền các tín hiệu về cháy và về sự cố đến nơi trực cháy hay nơi có người trực suốt ngày đêm và có biện pháp phòng ngừa người không có nhiệm vụ tiếp xúc với trung tâm báo cháy.

Nơi đặt các trung tâm báo cháy phải có điện thoại liên lạc trực tiếp với đội chữa cháy hay nơi nhận tin báo cháy.

- Trung tâm báo cháy phải được lắp đặt trên tường, vách ngăn, trên bàn tại những nơi không

có nguy hiểm về cháy nổ.

- Khoảng cách giữa các trung tâm báo cháy và trần nhà làm bằng vật liệu cháy không được

nhỏ hơn 1,0m.

- Trong trường hợp lắp cạnh nhau, khoảng cách giữa các trung tâm báo cháy không được nhỏ hơn 50mm.

- Nếu trung tâm báo cháy được lắp trên tường, cột nhà hoặc giá máy thì khoảng cách từ phần điều khiển của trung tâm báo cháy đến mặt sàn là từ 0,8m đến 1,8m.

- Tín hiệu âm thanh khi báo cháy và báo sự cố phải khác nhau.

- Khi lắp các đầu báo cháy tự động với trung tâm báo cháy phải chú ý đến sự phù hợp của hệ thống (điện áp cấp cho đầu báo cháy, dạng tín hiệu báo cháy, phương pháp phát hiện sự cố, bộ phận kiểm tra đường dây).

 4.2 Đầu báo cháy tự động:

- Phải đảm bảo phát hiện cháy theo chức năng đã được thiết kế. Việc lựa chọn đầu báo cháy tự động phải căn cứ vào tính chất của các chất cháy, đặc điểm của môi trường bảo vệ và theo tính chất của cơ sở được trang bị

- Các đầu báo cháy chỉ có đèn chỉ thị khi tác động. Trường hợp đầu báo cháy tự động không

có đèn chỉ thị khi tác động thì đế đầu báo cháy tự động phải có đèn báo thay thế.

- Số lượng đầu báo cháy tự động cần phải lắp đặt cho một khu vực bảo vệ phụ thuộc và mức độ cần thiết để phát hiện cháy trên toàn bộ diện tích của khu vực đó và phải đảm bảo yêu cầu về kinh tế kỹ thuật.

- Các đầu báo cháy khói và đầu báo cháy nhiệt được lắp trên trần nhà hoặc mái nhà. Trong

trường hợp không lắp được trên trần nhà hoặc mái nhà, cho phép lắp trên xà và cột hoặc treo trên dây dưới trần nhà nhưng các đầu báo cháy phải cách trần nhà không quá 0,3m tính cả kích thước của đầu báo cháy tự động.

- Các đầu báo cháy khói và đầu báo cháy nhiệt phải được lắp trong từng khoang của trần nhà được giới hạn bởi các cấu kiện xây dựng nhô ra về phía dưới (xà, dầm, cạnh panel) lớn hơn 0,4m.

Trường hợp trần nhà có những phần nhô về phía dưới trên 0,4m và độ rộng lớn hơn 0,75m

thì phải lắp đặt bổ sung các đầu báo cháy ở những phần nhô ra đó.

- Trường hợp các đống nguyên liệu, giá kê, thiết bị và cấu kiện xây dựng có điểm cao nhất

cách trần nhà nhỏ hơn hoặc bằng 0,6m thì các đầu báo cháy tự động phải được lắp ngay phía trên những vị trí đó.

- Số đầu báo cháy tự động mắc trên một kênh của hệ thống báo cháy phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật của trung tâm báo cháy

 4.3. Hộp nút ấn báo cháy

- Hộp nút ấn báo cháy được lắp bên trong cũng như bên ngoài nhà và công trình, được lắp trên tường và các cấu kiện xây dựng ở độ cao từ 0,8m đến 1,5m tính từ mặt sàn hay mặt đất.

- Hộp nút ấn báo cháy phải được lắp trên các lối thoát nạn, chiếu nghỉ cầu thang ở vị trí dễ

thấy. Trong trường hợp xét thấy cần thiết có thể lắp trong từng phòng. Khoảng cách giữa các

hộp nút ấn báo cháy không quá 50m.

- Nếu hộp nút ấn báo cháy được lắp ở bên ngoài tòa nhà thì khoảng cách tối đa giữ các hộp nút ấn báo cháy là 150m và phải có kí hiệu rõ ràng. Hộp nút ấn báo cháy ngoài nhà phải là loại chống thấm nước hoặc phải có biện pháp chống mưa hắt. Chỗ đặt các hộp nút ấn báo cháy phải được chiếu sáng liên tục.

- Các hộp nút ấn báo cháy có thể được lắp theo kênh riêng của trung tâm báo cháy hoặc lắp

chung trên một kênh với các đầu báo cháy.

4.4. Bộ phận liên kết

- Cáp tín hiệu của hệ thống báo cháy tự động phải đặc chìm trong tường, trần nhà... và phải có biện pháp bảo vệ dây dẫn chống chập hoặc đứt dây (luồn trong ống kim loại hoặc ống bảo vệ khác). Trường hợp đặt nổi phải có biện pháp chống chuột cắn hoặc các nguyên nhân cơ học khác làm hỏng cáp. Các lỗ xuyên trần, tường sau khi thi công xong phải được bịt kín bằng vật liệu không cháy.

- Các mạch tín hiệu của hệ thống báo cháy tự động phải được kiểm tra tự động về tình trạng kỹ thuật theo suốt chiều dài của mạch tín hiệu.

- Các mạch tín hiệu báo cháy phải sử dụng dây dẫn riêng và cáp có lõi bằng đồng. Cho phép

sử dụng cáp thông tin lõi đồng của mạng thông tin hỗn hợp nhưng phải tách riêng kênh liên

lạc.

- Lõi đồng của từng dây dẫn tín hiệu từ các đầu báo cháy tự động đến đường cáp trục chính

phải không nhỏ hơn 0,75mm2

- Tổng điện trở mỗi kênh liên lạc báo cháy không được lớn hơn 100Ω nhưng không được lớn hơn giá trị yêu cầu đối với từng loại trung tâm báo cháy.

- Cáp điều khiển thiết bị ngoại vi, dây dẫn tín hiệu nối từ các đầu báo cháy trong hệ thống

chữa cháy tự động là loại chịu nhiệt cao (cáp chống cháy). Cho phép sử dụng cáp điều khiển thiết bị ngoại vi bằng cáp thường nhưng phải có biện pháp bảo vệ khỏi sự tác động của nhiệt ít nhất trong thời gian 30 phút.

- Không cho phép lắp đặt chung các mạch điện của hệ thống báo cháy tự động với mạch điện áp trên 60V trong cùng một đường ống, một hộp, một bó, một rãnh kín của cấu kiện xây

dựng .

Cho phép lắp đặt chung các mạch trên khi có vách ngăn dọc giữa chúng bằng vật liệu không

cháy, có giới hạn chịu lửa không dưới 15 phút.

- Trong trường hợp mắc hở song song thì khoảng cách giữa dây dẫn của đường điện chiếu

sáng và động lực với cáp của hệ thống báo cháy không được nhỏ hơn 0,5m. Nếu khoảng

cách này nhỏ hơn 0,5m thì phải có biện pháp chống nhiễu điện từ.

- Trường hợp trong công trình có nguồn phát nhiễu hoặc đối với hệ thống báo cháy địa chỉ thì

bắt buộc phải sử dụng dây dẫn và cáp chống nhiễu. Nếu sử dụng dây dẫn và cáp không

chống nhiễu thì nhất thiết phải luồn chúng trong ống hoặc hộp kim loại có tiếp đất.

- Số lượng đầu nối của các hộp đấu dây và số lượng dây dẫn của cáp trục chính phải có dự

phòng 20%.

 4.5. Nguồn điện

- Trung tâm của hệ thống báo cháy phải có hai nguồn điện độc lập. Một nguồn 220V xoay

chiều và một nguồn là nguồn ắc quy dự phòng.

Giá trị dao động của hiệu điện thế của nguồn xoay chiều cung cấp cho trung tâm báo cháy

không được vượt quá ±10%. Trường hợp giá trị dao động này vượt quá 10% phải sử dụng ổn áp trước khi cấp cho trung tâm.

Dung lượng ắc quy dự phòng phải đảm bảo ít nhất 12 giờ cho thiết bị hoạt động ở chế độ

thường trực và 1 giờ khi có cháy.

- Các trung tâm báo cháy phải được tiếp đất bảo vệ.

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

 


nenduoi